Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của bê tông
+ Hàm lượng nước: nếu hàm lượng nước cho vào quá lớn liên kết trong hỗn hợp sẽ bị phá vỡ và xảy ra hiện tượng phân tầng và tách ra lượng nước thừa, ảnh hưởng không tốt đến chất lượng của bê tông. Bên cạnh đó, chất lượng nước sạch và ít tạp chất cũng tốt hơn cho cường độ của bê tông sau này.
+ Lượng xi măng và tính chất của xi măng: với cùng một lượng nước nếu cho quá nhiều xi măng thì tính lưu động của hỗn hợp bị hạ thấp ảnh hưởng không tốt đến quá trình đỗ và lèn chặt hỗn hợp bê tông vào khuôn. Bên cạnh đó, lượng xi măng trong hỗn hợp quá nhiều dẫn đến lượng cốt liệu trong hỗn hợp bị giảm xuống, vì thế mà cường độ bê tông bị giảm xuống. Ngoài ra, tính chất của xi măng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến cường độ của bê tông, cụ thể hơn là nó ảnh hưởng đến khả năng kết dính các vật liệu trong hỗn hợp bê tông lại với nhau để tạo ra một khối đặc chắc.
+ Cấp phối hạt của hỗn hợp cốt liệu và tính chất của cốt liệu: cường độ của bê tông quyết định chủ yếu bởi các cốt liệu, các cốt liệu lớn và có cấu trúc bền vững làm tăng đáng kể cường độ của bê tông. Tuy nhiên lượng cốt liệu lớn cho vào nhiều sẽ làm tăng đáng kể khoảng trống giữa các hạt, điều này ngược lại sẽ làm giảm cường độ của bê tông, chính vì thế phải tính toán bài cấp phối sao cho hợp lý giữa các cốt liệu có kích thước nhỏ (sạn, đá dăm) và kích thước lớn (sỏi, đá cuội). Ngoài ra, hình dạng bề mặt của cốt liệu cũng ảnh hưởng đến độ lưu động của hỗn hợp bê tông. Với cùng một lượng nước, hỗn hợp bê tông dùng nhiều sỏi, đá cuội có hình dạng tròn, bề mặt nhẵn sẽ có tính lưu động cao hơn so với hỗn hợp bê tông dùng nhiều đá dăm.
+ Bản chất phụ gia
+ Chế độ nhào trộn, cách thức đỗ và lèn chặt hỗn hợp bê tông vào khuôn và điều kiện bão dưỡng trong quá trình đóng rắn.
4. Một số điều cần biết khi kiểm tra chất lượng hỗn hợp bê tông tại công trình
Ở mục 3 chúng ta đã biết các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của bê tông ít nhiều đều liên quan tới tính lưu động của hỗn hợp bê tông, để chủ đầu tư có thể kiểm tra được tất cả các tính chất của từng mẻ bê tông tươi ngay tại công trình, người ta đưa ra một tính chất được gọi là độ sụt.

Độ sụt (SN) hay độ lưu động của vữa bê tông tươi, bê tông thương phẩm dùng để đánh giá khả năng dễ chảy của hỗn hợp bê tông tươi, bê tông thương phẩm dưới tác dụng của trọng lượng bản thân hoặc rung động.
Độ sụt được đo theo TCVN 3106-1993 sơ lược như sau:
Dụng cụ đo có hình nón cụt làm bằng thép, gọi là côn Abrams, có kích thước Dxdxh như sau: (N1) 200x100x300mm hoặc (N2) 300x150x450 mm, đáy và miệng hở. Dùng côn N1 để thử hỗn hợp bê tông có cỡ hạt lớn nhất của cốt liệu tới 40mm, côn N2 để thử hỗn hợp bê tông có cỡ hạt lớn nhất của cốt liệu tới 100mm.
Que đầm hình tròn có đường kính bằng 16mm, dài 600mm. Tiến hành đổ và đầm chặt hỗn hợp bê tông vào côn theo tiêu chuẩn, sau đó rút côn lên, hỗn hợp bê tông chưa đóng rắn sẽ bị sụt xuống do tác dụng của trọng lực.
Độ sụt được tính bằng chiều cao của côn h trừ đi chiều cao của hỗn hợp bê tông sau khi rút côn ra. Căn cứ vào độ sụt chia bê tông tươi, bê tông thương phẩm làm 3 loại:
+ Loại cứng SN <1.3cm
+ Loại dẻo SN <8cm
+ Siêu dẻo có SN = 10-22cm.

Phương pháp thêm nước vào hỗn hợp bê tông tươi để điều chỉnh độ sụt là giải pháp cuối cùng (nếu cấp thiết), nó không được khuyến nghị vì khi thêm nước vào hỗn hợp bê tông sẽ làm thay đổi cường độ của bê tông.
Tính chất thứ hai và cũng là tính chất quan trọng bậc nhất đó là cường độ chịu nén của mẫu bê tông hay còn gọi là Mac bê tông. Xác định theo TCVN 3105:1993. Chúng ta tiến hành lấy hỗn hợp bê tông tươi tại công trình đúc mẫu theo tiêu chuẩn (khuôn có kích thước 150x150x150 mm), phương pháp lấy mẫu, đúc mẫu và bão dưỡng mẫu đều phải theo tiêu chuẩn. Sau 28 ngày đem mẫu vào máy nén ép phá hủy mẫu, từ đó sẽ xác định được cường độ chịu nén của mẫu bê tông.

Ngoài ra chúng ta có thể đợi sau khi công trình hoàn tất và sau 28 ngày, khi đó chúng ta tiến hành khoan lấy mẫu