NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH XỬ LÝ TRẦN NHÀ BỊ NGẤM DỘT

Nước ứ đọng, lộp bộp trên trần nhà là tình trạng xảy ra với rất nhiều công trình hiện nay. Điều này khiến nhiều người lo lắng và đặt ra câu hỏi nguyên nhân dẫn đến tình trạng này? Và việc trần nhà thấm dột như thế liệu có nguy hiểm gì không? Cách xử lý sao cho tối ưu?

Trần nhà bị thấm dột có nguy hiểm không?

  • Trần nhà bị thấm nước là một trong những vấn đề phổ biến và thường gặp hiện nay. Nếu tình trạng này không được xử lí kịp thời sẽ gây ra những hậu quả khôn lường ảnh hưởng đến cuộc sống

Cấu trúc ngôi nhà

  • Nước len lỏi vào cấu trúc bê tông, lâu ngày sẽ tạo ra các khoảng trống, các vết nứt lớn, khiến công trình xuống cấp nhanh chóng, thậm chí sụp đổ bất chợt. Điều đó đe doạ trực tiếp đến tính mạng của mọi thành viên trong gia đình. Ngoài ra, nước ngấm vào trần nhà cũng khiến các đường dẫn điện bị ảnh hưởng, có thể gây chập cháy, gây ra các rủi ro về sự an toàn

Sức khoẻ

  • Nước ngấm khiến trần nhà bị ẩm ướt, tạo điều kiện cho vi khuẩn nấm mốc phát triển gây mùi khó chịu. Từ đó khiến đường hô hấp bị ảnh hưởng, có thể gây ra các bệnh về hen suyễn, viêm  mũi, viêm xoang, dị ứng,…khiến sức khoẻ bị ảnh hưởng nặng nề

Thẩm mĩ

  • Đặc biệt trần nhà bị ẩm ướt còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính thẩm mĩ của toàn công trình. Những vết ố vàng, đốm đen, hoặc các vết nứt, các lớp sơn bị phồng rộp sẽ khiến căn nhà trở nên xấu xí, không được sạch sẽ, gây mất mĩ quan

Tính kinh tế

  • Từ các vấn đề trên, không chỉ giá trị thẩm mĩ bị giảm sút nặng nề, mà kéo theo đó giá trị bất động sản của công trình cũng bị giảm xuống đáng kể
  • Tình trạng trần nhà bị thấm dột gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống hàng ngày và các mối đe doạ nghiêm trọng tới sức khoẻ, tính an toàn. Vì vậy việc tìm ra nguyên nhân xử lí trần nhà bị thấm và việc cấp bách cần được xử lí kịp thời để tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra

Trần nhà thấm dột do đâu

  • Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nước ngấm vào trần nhà, nhưng 1 trong những nguyên nhân phổ biến phải kể đến là: dột mái, sử dụng vật liệu kém chất lượng, không chống thấm, tuổi thọ công trình

Dột mái

  • Mái nhà bị dột là 1 trong những nguyên nhân chính gây thấm trần. Khi lớp mái bị hư hỏng, nứt vỡ, hoặc lắp đặt không đúng cách, nước mưa dễ dàng thấm qua và lan xuống trần nhà, tạo ra các vết ố, ẩm mốc, và làm hư hại kết cấu

Sử dụng vật liệu chất lượng kém

  • Việc sử dụng các loại vật liệu xây dựng không đạt tiêu chuẩn hoặc kém chất lượng cũng khiến cho trần nhà dễ bị thấm dột. Vật liệu không bền vững theo thời gian có thể bị ăn mòn, nứt nẻ, dẫn đến nước thấm vào các khe hở

Không chống thấm từ đầu

  • Một sai lầm lớn trong quá trình thi công xây dựng là không tiến hành chống thấm ngay từ đầu. Khi thiếu lớp bảo vệ này, nước dêc dàng xâm nhập qua các vết nứt hoặc những chỗ yếu của công trình, gây thấm dột lâu dài. Điều này càng trở nên nghiêm trọng đối với những khu vực thường xuyên tiếp xúc với nước như sân thượng hay tầng trên cùng

Công trình đã lâu năm

  • Theo thời gian, các công trình sẽ xuống cấp, các lớp vật liệu bảo vệ dần mất đi hiệu quả, từ đó tạo điều kiện cho nước dần ngấm vào trần nhà. Đối với những ngôi nhà cũ, không chỉ riêng lớp chống thấm, mà ngay cả lớp kết cấu chính cũng có thể bị ảnh hưởng do yếu tố thời tiết và môi trường

Những dấu hiệu nhận biết trần nhà bị thấm dột

  • Trần nhà xuất hiện các vết ố vàng
  • Lớp sơn bong tróc phồng rộp
  • Nấm mốc rêu đen bắt đầu xuất hiện và phủ kín thành từng mảng
  • Trần nhà bị nứt chân chim, hoặc nứt lớn khoảng 2mm
  • Không khí trong nhà bí bách, mùi hôi, mùi ẩm mốc trên mặt trần khiến nhà bạn càng ngày càng có mùi
  • Đó là những dấu hiệu cho thấy tình trạng thấm dột đang dần tấn công trần mái, nếu công trình của bạn đang xuất hiện những tình trạng này hãy nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và giải quyết kịp thời

CÔNG TY CP XD & SXKD BÊ TÔNG HÀ NAM

Văn phòng: Đ.Trần Quốc Vượng, KĐT Liêm Chính, Phủ Lý, Hà Nam

Nhà máy 1: Đồng Ao, Thanh Thuỷ, Thanh Liêm, Hà Nam

Nhà máy 2: Thượng Đồng, Hiển Khánh Vụ Bản, Nam Định

Email: [email protected]

Video Công ty
Facebook
Tin tức

BIỆN PHÁP THI CÔNG MÓNG BĂNG

Móng băng chính là kết cấu kỹ thuật đơn giản để xây dựng 1 công trình, bố trí phía dưới cùng toàn bộ công trình xây dựng. Vậy quy trình

Độ chối của cọc

Trong quy trình đóng cọc thử, độ chối của cọc đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá khả năng chịu tải của nền móng, các đơn vị thi