LÚN MÓNG NHÀ NGUY HIỂM NHƯ THẾ NÀO? NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

Lún móng nhà thường xảy ra với các khu vực có nền đất yếu, thiếu sự kiểm ra tỉ mỉ trong quá trình thi công. Tình hình này khiên rất nhiều người hoang mang, lo sợ về các vấn đề an toàn trong nhà

1. Lún móng trong nhà

Lún nhà là tình trạng công trình chuyển vị thẳng đứng không đều, khiến nền nhà chuyển sang phương vị ngang. Thực tế thì mọi công trình nhà dân dụng đều bị lún, tuy nhiên sẽ nhỏ hơn mức cho phép là 8cm. Nếu vượt qua con số thì cần hết sức cẩn thận

Dấu hiệu lún móng nhà phổ biến bao gồm

Nứt tường và sàn nhà

Đây là dấu hiệu dễ nhận biết nhất của lún móng nhà. Khi đó áp lực không đồng đều sẽ khiến cho tường và sàn nhà bị biến dạng gây ra các vết nứt.Chúng thường xuất hiện các vết nứt ở góc tường, dọc theo mạch vữa hoặc ở giữa các bức tường

Cửa và khung cửa bị kẹt

Khi lún móng nhà, khung cửa và cửa sổ có thể bị lệch, dẫn đến tình trạng cửa khó mở hoặc đóng không khít. Đây là dấu hiệu rõ ràng cho thấy công trình đang bị biến dạng do lún móng nhà

Xuất hiện khe hở giữa các kết cấu

Lún móng nhà cũng có thể khiến các kết cấu như tường, trần nhà và sàn có thể tách rời, tạo ra những khe hở. Điều này thường xảy ra giữa vị trí nối giữa tường và trần nhà, hoặc giữa các bức tường

Nền nhà bị lún hoặc nghiêng

Nền nhà lún hoặc nghiêng 1 cách bất thường cũng có thể là dấu hiệu của tình trạng lún móng nhà. Điều này thường khiến cho các vật dụng cũng bị nghiêng theo

2.Lún móng nhà có nguy hiểm

Lún móng nhà sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện kịp thời. Tình trạng lún móng thường khiến cho hệ thống điện, gas, nước bị ảnh hưởng, dẫn đến rò rỉ và hỏng hóc. Gây bất tiện cho quá trình sinh hoạt và có nguy cơ gây cháy nổ tiềm ẩn

Trong trường hợp nghiêm trọng, lún móng có thể dẫn đến sự sụp hoàn toàn của công trình. Đây là mối nguy hiểm lớn nhất, gây thiệt hại về cả người và tài sản. Xét về phương diện thẩm mĩ, thì những vết nứt trên tường cũng sẽ làm giảm đáng kể vẻ đẹp trong nhà

3.Nguyên nhân gây ra lún móng nhà

Đất nền yếu

Đất nền không đủ chắc chắn để chịu tại trọng của công trình, những ngôi nhà được xây dựng trên nền yếu của đất sét, đất pha cát, đất bùn, có khả năng lún cao. Một khi đất nền không thể giữ vững móng nhà thì sự dịch chuyển hoặc lún xuống của móng là rất dễ xảy ra

Thiết kế và thi công không đạt tiêu chuẩn

Thiết kế và thi công móng nhà không đúng kĩ thuật, cũng là nguyên nhân phổ biến dẫn đến lún móng. Việc chọn sai loại móng, gia cố không đúng cách, thi công không cẩn thận, … đều làm cho móng không đủ mạnh để chịu áp lực từ công trình, lâu dần gây tình trạng sụt lún

Ảnh hưởng từ những công trình lân cận

Quá trình thi công các công trình lớn lân cận cũng có thể khiên công trình của bạn lún móng nhà. Điển hình như việc họ sử dụng máy móc hạng nặng trong quá trình đào móng đóng cọc hoặc đào sâu sát bên trong móng nhà của bạn

Thay đổi mức nước ngầm

Khi mực nước ngầm giảm, đất có thể bị co ngót, dẫn đến tình trạng lún móng nhà. Ngược lại khi mực nước ngầm tăng đột ngột, đất nền bị ngấm nước và mất độ cứng sẽ gây ra sự sụt lún

Giải pháp xử lí tình trạng lún móng nhà

Gia cố móng nhà

Một trong những biện pháp hiệu quả nhất để xử lí lún móng nhà là gia cố móng. Điều này có thể thực hiện bằng cách thêm các cọc bê tông hoặc cọc thép vào móng để tăng khả năng chịu lực. Trong 1 số trường hợp bạn có thể gia cố toàn bộ nền móng nhà bằng cách sử dụng các phương pháp như đổ thêm bê tông, sử dụng lưới thép hoặc các loại vật liệu khác

Nâng cấp và sửa chữa công trình

Nếu móng nhà đã bị lún thì việc nâng cấp và sửa chữa công trình là cần thiết để đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Thay thế những phần móng bị hư hỏng, sửa chữa các vết nứt trên tường và sàn nhà, kiểm tra toàn bộ hệ thống điện nước để đảm bảo không một sự cố nào xảy ra

Cải tạo đất nền

Trong trường hợp đất nền yếu là nguyên nhân chính dẫn đến lún móng nhà, việc cải tạo đất nền là biện pháp cần thiết. Quá trình thực hiện có thể bao gồm việc sử dụng những phương pháp như đầm nén đất, bổ sung vật liệu cải tạo đất, gia cố đất bằng cọc xi măng

Theo dõi và bảo trì định kì

Sau khi xử lí lún móng nhà, việc theo dõi và bảo trì định kì là đặc biệt quan trọng, gia chủ nên thường xuyên kiểm tra các vết nứt trên tường, sàn nhà, độ chắc của chân móng. nếu phát hiện có dấu hiệu sụt lún thì phải nhanh chóng liên hệ với đơn vị thi công để có biện pháp xử lí kịp thời


CÔNG TY CP XÂY DỰNG & SXKD BÊ TÔNG HÀ NAM

Văn phòng: Đ.Trần Quốc Vượng, KĐT Liêm Chính, Phủ Lý, Hà Nam

Nhà máy 1: Đồng Ao, Thanh Thuỷ, Thanh Liêm, hà Nam

Nhà máy 2: Thượng Đồng, Hiển Khánh, Vụ Bản, Nam Định

Email: [email protected]

Facebook: Bê Tông Hà Nam

Video Công ty
Facebook
Tin tức

BIỆN PHÁP THI CÔNG MÓNG BĂNG

Móng băng chính là kết cấu kỹ thuật đơn giản để xây dựng 1 công trình, bố trí phía dưới cùng toàn bộ công trình xây dựng. Vậy quy trình

Độ chối của cọc

Trong quy trình đóng cọc thử, độ chối của cọc đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá khả năng chịu tải của nền móng, các đơn vị thi