CÔNG THỨC TÍNH ĐỘ MẢNH GIỚI HẠN CỦA CỘT THÉP

1.Cột thép là gì?

Cột là một khối hình chữ nhật hoặc hình vuông theo phương thẳng đứng có tác dụng chịu lực theo chiều dọc và làm giá đỡ cho những vật liệu khác, có thể là dầm, sàn và sau đó truyền tải trọng lượng tương đương từ cột xuống phần móng đã được thi công trước đó

2.Cấu tạo của cột

Cột được cấu tạo bao gồm 3 phần: Phần đầu cột, phần than cột và phần chân cột. Mỗi thành phần cấu tạo cột sẽ đóng 1 vai trò quan trọng khác nhau và liên kết bổ trợ cho nhau

  • Phần đầu cột có chức năng nâng đỡ những kết cấu khác hoặc những vật liệu xung quanh cột
  • Phần thân cột sẽ đóng vai trò chịu lực dọc, nhận toàn bộ trọng lực từ phía trên và truyền tải trọng lực đó xuống phần chân cột
  • Phần cuối cùng là chân cột, chíh là phần liên kết bên dưới móng được thi công trước đó, chân cột có nhiệm vụ thực hiện phân phối trọng lực được truyền tải từ thân cột

3.Công thức tính độ mảnh giới hạn của cột thép

3.1 Chiều dài tính toán

l0 =u .l

Trong đó:

  • l: chiều dài của cột được tính từ phần đầu cột đến chân cột.

  • u: hệ số chiều dài tính toán, phụ thuộc vào điểm của tải trọng nén sơ đồ liên kết và chân cột. Theo tiêu chuẩn bảng D1 –  TCVN 338: 2005, trang số 79.

Cần xác định chiều dài tính toán theo 2 phương là lx và ly.

3.2 Độ mảnh của cột theo 2 phương 

⅄x = lx / ix ; y = ly / iy

Cố gắng để cột đồng ổn định theo 2 phương: ⅄x = ⅄y

Để cột làm việc bình thường : ⅄max  =< [⅄]

Độ mảnh giới hạn của cột được quy định ở Bảng 25 – TCVN 338, trang 35 như sau:

Các thanh

A – Thanh cánh, thanh đứng, thanh xiên nhận phản lực gối

  • Của giàn phẳng, hệ mái lưới thanh không gian, hệ thanh không gian rỗng( có chiều cao H < 50 m) bằng thép ống hoặc tổ hợp từ 2 thép góc: có độ mảnh đơn giản 180-60a
  • Của hệ thanh không gian rỗng bằng thép góc đơn, hệ thanh không gian rỗng (chiều cao H > 50m) nhưng bằng thép ống hay tổ hợp từ 2 thép góc: 120a

B – Các thanh (trừ những thanh trên)

  • Của giàn phẳng bằng thép góc đơn, hệ mái lưới thanh không gian, hệ thanh không gian rỗng bằng thép góc đơn, tổ hợp từ hai thép góc hoặc thép ống: 210-60a
  • Của hệ mái lưới thanh không gian, và hệ thanh không gian rỗng bằng thép góc đơn, dùng liên kết bu lông: 220-40a

C – Cánh trên của giàn không được tăng cường khi lắp rap: 220Qa

D – Cột phụ (cột sườn tường, thanh đứng của cửa mái,…thanh giằng của cột rỗng ,thanh của hệ giằng cột (ở dưới dầm cầu trục) : 210 – 60a

E – Các thanh giằng, trừ những thanh đã nêu ở mục 5, các thanh dùng để giảm chiều dài các thanh nén và những thanh không chịu lực ( không được nêu ở mục F) : 200a

F – Cách thanh chịu nén hoặc không chịu lực của hệ thanh không gian rỗng, tiết diện chữ T, chữ thập, chịu tải trọng gió khi kiểm tra độ mảnh trong mặt phẳng thẳng đứng: 150a


CÔNG TY CP XD & SXKD BÊ TÔNG HÀ NAM

Văn phòng: Đ.Trần Quốc Vượng, KĐT Liêm Chính, Phủ Lý, Hà Nam

Nhà máy 1: Đồng Ao, Thanh Thuỷ, Thanh Liêm, Hà Nam

Nhà máy 2: Thượng Đồng , Hiển Khánh, Vụ Bản, Nam Định

Email: [email protected]

Hotline:  033.357.8888 – 091.262.9090

Video Công ty
Facebook
Tin tức

BIỆN PHÁP THI CÔNG MÓNG BĂNG

Móng băng chính là kết cấu kỹ thuật đơn giản để xây dựng 1 công trình, bố trí phía dưới cùng toàn bộ công trình xây dựng. Vậy quy trình

Độ chối của cọc

Trong quy trình đóng cọc thử, độ chối của cọc đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá khả năng chịu tải của nền móng, các đơn vị thi