Có nên sử dụng gạch không vữa để xây nhà

Xây nhà bằng gạch không vữa đang là xu hướng trong xây dựng hiện đại. Vì vậy, có nên xây nhà bằng gạch không vữa không Gạch không vữa là gì?

Gạch không vữa là giải pháp xây dựng hiện đại được ứng dụng trong nhiều công trình. Loại gạch này không sử dụng vữa hay bất kì chất kết dính nào để liên kết mà vẫn giữ được kết cấu vững chắc, chịu lực tốt cho công trình

Dòng gạch không vữa được sản xuất từ xi măng, đất sét, nước, sau đó đóng khuôn và nung ở nhiệt độ cao. Kết cấu gạch vuông vắn, bề mặt nhẵn mịn và không có hoạ tiết, nhưng thiết kế những gờ nhọn để có thể gắn với nhau tạo thành bức tường vách

Có nên xây nhà bằng gạch không vữa không?

1.Ưu điểm của gạch không vữa

Sử dụng gạch vữa để xây nhà mang lại nhiều lợi ích như sau

  • Tính thẩm mỹ cao: Gạch không vữa có bề mặt láng mịn, vuông vắn và không cần liên kết bằng vữa hay keo dán, nên mang lại tính thẩm mỹ cao cho công trình. Xây nhà bằng gạch này tạo ra những bức tường mang tính nghệ thuật, mang phong cách tối giản và thanh lịch

Chất lượng vượt trội: Gạch không vữa được sản xuất với khả năng chịu nhiệt cao, chống thấm nước tốt, hạn chế mối mọt hay rêu mốc. Bên cạnh đó, gạch còn chịu lực tốt và cách nhiệt, cách âm vượt trội. Đây là đặc tính cần thiết của 1 loại vật liệu xây dựng hiện đại

Thi công đơn giản: Gạch có các đường rãnh để gắn kết với nhau, không cần vữa hay keo dán, dễ dàng thi công mà không phải đục tường

Tối ưu chi phí: Xây nhà bằng gạch không vữa tiết kiệm thời gian, giảm chi phí thuê nhân công để rút ngắn được công đoạn chát vữa, sơn và trang trí. Nhờ vậy xây bằng vật liệu này có thể tiết kiệm được nhiều chi phí cho chủ công trình

2.Nhược điểm

Cần có kinh nghiệm lắp đặt: Để xây nhà bằng gạch không vữa, bạn cần tìm đến đơn vị thi công dày dặn kinh nghiệm, vì loại gạch này thi công bằng cách lắp ghép chứ không dùng vữa nên đòi hỏi người thợ phải khéo léo để đảm bảo khả năng chịu lực cho công trình

Không phù hợp với nhiều loại phong cách nhà ở: Loại tường gạch này phù hợp với các kiểu nhà cổ điển, tối giản hoặc tinh tế. Nếu muốn xây nhà hiện đại hoặc sang trọng thì nên dùng loại gạch khác

3.Vậy có nên xây nhà bằng gạch không vữa

Có thể thấy gạch không vữa có nhiều ưu điểm hơn so với nhược điểm, gạch không chỉ chất lượng tốt mà còn mang lại tính thẩm mỹ cao cho công trình và tối ưu chi phí xây dựng. Vì thế gạch thích hợp cho ngành xây dựng hiện đại đang dần thay thế cho vật liệu truyền thống. Tuy vậy, để đảm bảo công trình xây dựng có khả năng chịu lực tốt thì nên tìm đơn vị chất lượng uy tín

Lưu ý khi xây nhà bằng gạch không vữa

1.Lựa chọn gạch phù hợp

Xác định gạch không vữa sử dụng để thi công khu vực nào, sau đó lựa chọn loại gạch có màu sắc và kích thước phù hợp. Gạch được sản xuất với đa dạng màu sắc, tha hồ cho bạn lựa chọn

Ngoài ra gạch xây cần được kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo chất lượng xây dựng, chọn gạch nhẵn mịn, đồng đều, ko bị cong vênh hay cháy xém mặt

2.Tỉ mỉ trong khâu xây dựng

Khi thi công bằng gạch vữa, đảm bảo người thợ xây phải có tính tỉ mỉ và cẩn thận. Vì  gạch này không được liên kết bằng vữa hay keo dán, nên lắp đặt không khớp sẽ gây ảnh hưởng đến công trình

3.Chuẩn bị mặt bằng xây dựng

Bề mặt thi công cần đáp ứng tiêu chuẩn bề mặt kỹ thuật để các viên gạch được liên kết thống nhất với nhau. Bề mặt xây dựng phải được vệ sinh sạch sẽ, làm phẳng và có độ ma sát tốt, cần tính toán cường độ chịu lực

4.Gia cố để tăng khả năng chịu lực

Khi xây dựng bằng vật liệu này, có các biện pháp gia cố để đảm bảo công trình bền vững theo thời gian. Một số phương pháp phổ biến là sử dụng keo ở những vị trí cần chịu lực cao


CÔNG TY CP XD & SXKD BÊ TÔNG HÀ NAM

Văn phòng: Đ.Trần Quốc Vượng, KĐT Liêm Chính, Phủ Lý, Hà Nam

Nhà máy 1: Đồng Ao, Thanh Thuỷ, Thanh Liêm, Hà Nam

Nhà máy 2: Thượng Đồng, Hiển Khánh, Vụ Bản, Nam Định

Email: [email protected]

Hotline: 033.357.8888 – 091.262.9090

 

 

Video Công ty
Facebook
Tin tức

BIỆN PHÁP THI CÔNG MÓNG BĂNG

Móng băng chính là kết cấu kỹ thuật đơn giản để xây dựng 1 công trình, bố trí phía dưới cùng toàn bộ công trình xây dựng. Vậy quy trình

Độ chối của cọc

Trong quy trình đóng cọc thử, độ chối của cọc đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá khả năng chịu tải của nền móng, các đơn vị thi