Cấu tạo móng gạch và quy chẩn của loại móng này

Móng gạch trong xây dựng đang là biện pháp tương đối phổ biến tại Việt Nam. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho độc giả thông tin liên quan đến cấu tạo móng gạch và quy chuẩn của loại móng này trong xây dựng

1.Móng gạch là gì?

  • Móng gạch là 1 trong những loại móng xây dựng sử dụng cho công trình công nghiệp và dân dụng. Loại móng này là sử dụng gạch là vật liệu chính đúng như tên gọi. Móng gạch thường được sử dụng phổ biến cho các công trình nhà dân, lí do bởi loại móng này phù hợp với kỹ thuật thủ công, sử dụng vậy liệu có sẵn tại địa phương với chi phí tiết kiệm

2.Cấu tạo móng gạch cần đảm bảo những gì?

Cấu tạo móng gạch cần đảm bảo những yếu tố sau

  • Chiều rộng đỉnh móng gạch phải xây rộng hơn kết cấu bên trên (chân tường hoặc chân cột), một cấp, ví dụ như tường 220mm thì đỉnh móng phải 335mm
  • Chiều rộng đáy móng phải >500mm
  • Móng gạch cần chiều sâu cũng không cần chiều rộng
  • Chiều cao mỗi bậc móng lấy theo chiều dày 2-3 hàng gạch. Lấy chiều cao các bậc là 70 – 140, hoặc lấy đều là 140.
  • Loại gạch làm móng: Phải sử dụng gạch đặc hoặc không có lỗ, làm bằng đất sét nung, sử dụng gạch loại tốt, khôgn sử dụng gạch siêu nhẹ hoặc các loại gạch ko nung khác. Gạch xây móng phải có mac > 75
  • Vữa sử dụng làm móng gạch: Móng gạch xây dựng bằng vữa xi măng – cát hoặc vữa tam hợp

Trường hợp nào cần sử dụng móng gạch trong thi công xây dựng

  • Bạn có thể sử dụng móng gạch cho công trình của mình khi nền đất tốt. Có thể sử dụng móng gạch khi xây dựng nhà cấp 4, hoặc nhà 2 tầng đơn giản không quá nặng nề. Móng gạch xây dựng thích hợp với điều kiện thủ công, gạch sẵn và rẻ. Chính vì thế mà móng gạch phù hợp xây dựng cho những vùng đồng bằng, địa chất nền đất tốt, đất nguyên thổ không qua bồi đắp, và tiết kiệm được chi phí xây dựng thông qua thi công đào móng
  • Móng gạch cũng thường được sử dụng trong trường hợp: xây nhà vệ sinh, xây các công trình phụ trợ như các khu vực chăn nuôi gia súc, gia cầm tại các vùng nông thôn, vùng quê vẫn được áp dụng khá phổ biến và rộng rãi
  • Khi xây nhà bằng móng gạch, thì không nên xây quá 2 tầng. Móng gạch chỉ có thể chịu được áp lực 15 tấn/m2. Nếu cố quá thì gây ra lún sập, rạn nứt
  • Bề rộng đáy móng B < 1,5m thì sử dụng móng gạch càng làm tăng tính kinh tế. Còn nếu B > 1,5m thì cần đến bê tông cốt thép. Hơn nữa, xây dựng trên diện tích lớn sẽ gây ra lãng phí gạch
  • Không sử dụng móng gạch khi thi công trên nền đất yếu. Nền đất yếu là nền đất không đáp ứng được độ bền và độ chịu tải. Khi tiến hành xây dựng, nền đất dễ biến dạng, khiến công trình không thể xây dựng hoặc ko thể đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật. Do đó, khi phải chịu 1 lực tải bên trên công trình, nền đất sẽ bị lún

Nếu tiếp tục thi công sẽ dẫn đến các hậu quả sụt lún, nứt, thậm chí là sụp đổ toàn công trình. Do đó, móng gạch tuyệt đối không nên thi công ở công trình có nền đất yếu.


CÔNG TY CP XD & SXKD BÊ TÔNG HÀ NAM

Văn phòng: Đ.Trần Quốc Vượng, – KĐT Liêm Chính – Phủ Lý – Hà Nam

Nhà máy 1: Đồng Ao – Thanh Thuỷ – Thanh Liêm – Hà Nam

Nhà máy 2: Thượng Đồng – Hiển Khánh – Vụ Bản – Nam Định

Email: [email protected]

Hotline: 033.357.8888 – 091.262.9090

Video Công ty
Facebook
Tin tức

BIỆN PHÁP THI CÔNG MÓNG BĂNG

Móng băng chính là kết cấu kỹ thuật đơn giản để xây dựng 1 công trình, bố trí phía dưới cùng toàn bộ công trình xây dựng. Vậy quy trình

Độ chối của cọc

Trong quy trình đóng cọc thử, độ chối của cọc đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá khả năng chịu tải của nền móng, các đơn vị thi