Cách làm trần thạch cao giật cấp đơn giản, đúng kỹ thuật.

Theo đánh giá của các chuyên gia thiết kế nội thất, trần thạch cao giật cấp là một trong những hạng mục mang lại tính thẩm mỹ cao nên được nhiều gia chủ yêu thích lựa chọn. Vậy, cách làm trần thạch cao giật cấp như thế nào vừa đơn giản lại chuẩn kỹ thuật?

1.Trần thạch cao giật cấp là gì?

  • Trần thạch cao giật cấp là hệ trần khung chìm được áp dụng phổ biến và rộng rãi trong các kiến trúc nhà ở hiện nay. Việc sử dụng hệ trần thạch cao giật cấp sẽ giúp che đậy hệ thống điện và cả những khuyết điểm trên hệ trần cũ. Ngoài ra, nó cũng mang đến hiệu quả về cách âm, cách nhiệt, chống cháy, chống ẩm,… rất tốt giúp mang đến một không gian sống gia đình sang trọng và ấn tượng.
  • Đánh giá về ưu điểm, thì trần thạch cao giật cấp có tính thẩm mỹ cao, dễ dàng tạo hình trang trí và tạo điểm nhấn nổi bật. Hơn nữa, quá trình thi công trần hình thức này cũng diễn ra khá đơn giản, nhanh chóng và chất lượng. Khi sử dụng trần thạch cao giật cấp, khách hàng có thể tạo ra nhiều kiểu dáng đa dạng, đồng thời phối kết hợp với các loại đèn trang trí và màu nền giúp không gian nhà thêm phần nổi bật và cuốn hút.
  • Tính ứng dụng của trần thạch cao giật cấp cũng khá đa dạng. Theo đó, người dùng có thể áp dụng thi công cho các hạng mục nhà phố, nhà chung cư, biệt thự, phòng họp, công ty, phòng trà, phòng karaoke, trung tâm tiệc cưới, khách sạn,….

2.Cách làm trần thạch cao đơn giản đúng kĩ thuật

Trước khi tiến hành thi công trần thạch cao giật cấp, bạn cần khảo sát mặt bằng và xem chi tiết bản vẽ để định hình công việc. Ngoài ra, thợ thi công cần kiểm tra và xử lý kỹ mái nhà tránh tình trạng gây rò rỉ nước, gây ảnh hưởng đến chất lượng trần thạch cao.

Cách làm trần thạch cao đúng kĩ thuật

Bước 1: Xác định độ cao khung trần nhà

  • Trước tiên, bạn cần xác định chính xác độ cao khung trần được tính từ mặt sàn lên tới trần. Khoảng cách này cần đảm bảo: không quá cao, không quá thấp, có độ thông thoáng, ánh sáng và tính thẩm mỹ cho căn phòng.
  • Bạn có thể sử dụng thước dây và máy cân bằng laser để xác định vị trí mặt bằng trần. Sau đó đánh dấu các vị trí cao độ trên bờ tường.

Bước 2: Đóng thanh viền tường

  • Từ các vị trí đã đánh dấu trên bờ tường, bạn dùng búa và đinh bê tông để cố định thanh viền tường hoặc trên các bức vách.

Bước 3: Đi khung xương hoàn thiện

  • Tiến hành đánh dấu các vị trí của điểm treo ty với khoảng cách giữa các điểm khoảng 1m -1.2m. Sau đó, dùng khoan bê tông để khoan tại các vị trí đánh dấu và tiến hành treo ty.
  • Tạo hệ khung xương dọc bằng cách liên kết thanh chính với các ty ren. Tiếp đến, bạn gác mép các thanh ngang liên kết với các thanh chính để tạo nên hệ khung xương thạch cao hoàn chỉnh. Thực hiện kiểm tra và căn chỉnh lần nữa để được mặt phẳng khung xương cân bằng và chắc chắn trước khi bắn tấm.

Bước 4: Bắn tấm

  • Sử dụng máy bắn vít để bắn đinh vít liên kết tấm thạch cao với hệ khung xương. Tuy nhiên, để đảm bảo tính thẩm mỹ, khi bắn mũi vít phải chìm vào trong bề mặt tấm.

Lưu ý: Tại các vị trí lắp đèn điện hay thiết bị thông gió, cần tiến hành khoan khoét lỗ sao cho chuẩn kích thước để đảm bảo vừa  kích thước và đẹp mắt.

Bước 5: Xử lý mối nối và sơn bả hoàn thiện

  • Dùng băng keo chuyên dụng để gắn vào các vị trí mối nố. Sau đó trộn bột xử lý mối nối theo đúng tỉ lệ và trát lên. Hãy đợt bột bả khô rồi mới tiến hành sơn hoàn thiện trần nhà

Chi tiết thi công còn phụ thuộc vào hình khối các cấp giật trong bản vẽ

Trên đây là những thông tin mà chúng tôi đã tổng hợp và chia sẻ đến độc giả, hi vọng có thể mang lại được kiến thức hữu ích và thực dụng đến cho mọi người


CÔNG TY CP XD & SXKD BÊ TÔNG HÀ NAM

Văn phòng: Đ.Trần Quốc Vượng, KĐT Liêm Chính, Phủ Lý, Hà Nam

Nhà máy 1: Thượng Đồng, Hiển Khánh, Vụ Bản, Nam Định

Nhà máy 2: Đồng Ao, Thanh Thuỷ, Thanh Liêm, Hà Nam

Email: [email protected]

Hotline: 033.357.8888 – 091.262.9090

Video Công ty
Facebook
Tin tức

BIỆN PHÁP THI CÔNG MÓNG BĂNG

Móng băng chính là kết cấu kỹ thuật đơn giản để xây dựng 1 công trình, bố trí phía dưới cùng toàn bộ công trình xây dựng. Vậy quy trình

Độ chối của cọc

Trong quy trình đóng cọc thử, độ chối của cọc đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá khả năng chịu tải của nền móng, các đơn vị thi