Một số lỗi cơ bản
Bê tông bị phân tầng
Bê tông bị tách lớp là hiện tượng bê tông được chia thành nhiều lớp khác nhau: lớp cốt liệu lớn, lớp cốt liệu bé, nước, sẽ làm giảm chất lượng của bê tông rất nhiều và ảnh hưởng đến khả năng chịu lực của kết cấu
Nguyên nhân
- Vì hỗn hợp để quá lâu
- Việc thi công đổ bê tông vẫn được diễn ra mặc dù quá thời gian quy định
- Ngoài ra trong quá trình thi công đầm dùi quá lâu, có thể do khoảng cách rơi của hỗn hợp bê tông tươi cấu kiện quá cao (cao hơn 1,5m)
Cách khắc phục
Sử dụng bê tông thương phẩm đạt tiêu chuẩn
- Cần có biện pháp đầm và thi công đúng phương pháp
- Đảm bảo khoảng cách rơi của bê tông nhỏ hơn 1,5m
- Trong quá trình thi công vui lòng không thêm nước để dễ thi công
- Nên chọn bê tông có độ sụt thích hợp
Bê tông bị tách nước quá mức
Bê tông tách nước cũng là 1 dạng phân tầng gây ra bụi bề mặt, từ đó làm giảm liên kết giữa bê tông và cốt thép, ảnh hưởng đến cường độ
Nguyên nhân
Do quá nhiều nước trong bê tông
Việc sử dụng phụ gia không phù hợp
Cách khắc phục
- Cần kiểm soát và cấp phối khoa học, hợp lí
- Đảm bảo các hổn hơp đạt đúng tiêu chuẩn
- Không nên tự ý thêm nước khi thấy hỗn hợp bê tông khô
Bê tông kém đặc chắc làm giảm độ bền của công trình
Hiện tượng: Bê tông đổ sau 1 – 2 ngày nhưng cường độ vẫn yếu, có thể chỉ ở 1 số diện tích nhỏ
Nguyên nhân
- Bê tông lẫn nhiều nước
- Sử dụng phụ gia nhưng không giảm lượng nước trộn
- Do cốt liệu không đáp ứng được yêu cầu
- Do phân bố không đều
- Do kích thước đá trộn không đa dạng
Cách khắc phục
- Chọn tổng hợp cẩn thận
- Chọn cốt liệu đảm bảo đúng quy cách, chất lượng
- Các loại đá được lựa chọn có kích thước đa dạng theo tiêu chuẩn xây dựng đưa ra
Bê tông bị rỗ
Hiện tượng
- Rỗ mặt: Các lỗ nhỏ xuất hiện trên bề mặt bê tông dầm, cột và độ sâu ngắn, thường từ 1-2mm chưa vào đến cốt thép
- Rỗ sâu: Trông giống như rỗ mặt, nhưng lỗ sâu hơn, có thể sâu đến cốt thép bên trong
- Rỗ thấu suốt: Lỗ rỗ xuyên qua cấu trúc từ mặt này sang mặt kia
Nguyên nhân
- Do bê tông được trộn không đều, quá nhiều cát đá
- Nâng cao xô vữa, cách xa bề mặt đồ sẽ làm vữa rơi với gia tốc lớn
- Bê tông thành phẩm không được đầm chặt và hoàn toàn chính xác
- Bản bê tông quá dày, làm đầm bê tông không cho vào được, dẫn đến cốt liệu không được phân phối đều
- Cốt thép dày đến mức các hạt cốt liệu không thể rơi xuống dưới, chỉ có thể rơi vữa xi măng và chia nhiều thành phần
- Khi sử dụng gỗ tạp, có nhiều lỗ hở sẽ xuất hiện nhiều lỗ rỗng. Khi đổ vữa bê tông, nước xi măng sẽ nhanh chóng chảy qua khe hở, làm trơ cốt liệu và gây ra hiện tượng rỗ khi bê tông đã đông kết. Tuỳ theo mức độ mất nước mà vết rỗ nông hay sâu
- Tháo ván khuôn sớm, tháo không đúng kĩ thuật
Cách khắc phục
- Trước khi đổ cần vệ sinh ván khuôn và thoa đều lên khuôn
- Khi bê tông chưa đông kết, không nên tháo khuôn sớm. Việc tháo cốp pha phụ thuộc vào sự phát triển cường độ bê tông( nước trộn nhiều, bê tông đông đông kết chậm cường độ thấp sẽ ảnh hưởng đến thời gian tháo ván khuôn)
- Cốp pha cũng có vai trò giữ đổ ẩm cho bê tông, nên để ván khuôn lâu hơn
Bê tông bị phồng rộp bề mặt
Hiện tượng phồng rộp bề mặt hay rỗ khí thường xuất hiện trên bề mặt bê tông, đặc biệt đối với cấu kiện thành mỏng (khó khăn trong công tác đầm dùi), các mạch mao dẫn chưa bị phá vỡ do đó lượng nước thừa (lượng nước bốc thành hơi trong quá trình nhiệt thủy hóa) và lượng bọt khí (do bị cuốn khí, khoảng 1,5% với bê tông thường) trong bê tông chưa được thoát ra ngoài; dưới tác động của nhiệt độ các thành phần này dần chuyển hóa và bị bay hơi làm xuất hiện các “bọc không khí’’trong bê tông.
CÔNG TY CP XD & SXKD BÊ TÔNG HÀ NAM
Văn phòng: Đ. Trần Quốc Vượng – KĐT Liêm Chính – Phủ Lý – Hà Nam
Nhà máy 1: Đồng Ao – Thanh Thuỷ – Thanh Liêm – Hà Nam
Nhà máy 2: Thượng đồng – Hiển Khánh – Vụ Bản – Nam Định
Email: [email protected]
Facebook: Bê Tông Hà Nam