BÊ TÔNG TƯƠI
Bê tông tươi là bê tông trộn sẵn, hay gọi là bê tông thương phẩm. Đây là một hỗn hợp gồm cốt liệu cát, đá, xi măng, nước và phụ gia theo những tỉ lệ tiêu chuẩn để có sản phẩm bê tông với từng đặc tính cường độ khác nhau. Sản phẩm bê tông tươi được ứng dụng cho các công trình công nghiệp, cao tầng và cả các công trình nhà dân dụng với nhiều ưu điểm vượt trội so với việc trộn thủ công thông thường, do việc sản xuất tự động bằng máy móc và quản lý cốt liệu từ khâu đầu vào giúp kiểm soát chất lượng, hơn nữa rút ngắn thời gian thi công và mặt bằng tập trung vật liệu.
THÀNH PHẦN BÊ TÔNG
1. Cốt liệu
Cốt liệu bê tông là thành phần chủ yếu trong cấu tạo bê tông tươi. Tỷ lệ cốt liệu chiếm đến năm mươi phần trăm thể tích dòng sản phẩm này. Đây chính là nguyên liệu có ảnh hưởng trực tiếp đến tính chất điển hình của bê tông tươi thương phẩm. Ví dụ như: Độ chịu lực, Độ bền, khả năng chống mài mòn. Giá thành sản phẩm cũng vì thế mà dao động theo tỷ lệ cốt liệu bên trong bê tông tươi thương phẩm.
Qua đó cho thấy, việc sử dụng cốt liệu sẽ giúp giảm lượng xi măng trộn bê tông. Nguyên liệu tăng cường các đặc tính cơ bản về kỹ thuật của hỗn hợp và hạn chế tối đa những biến dạng của cấu kiện. Đó cũng là thành phần chủ chốt mang đến công dụng giảm độ co ngót cho bê tông tươi sau khi đổ.
Những tiêu chuẩn chất lượng đối với cốt liệu
Loại cốt liệu được lựa chọn để sản xuất bê tông tươi cần phải đáp ứng được hai tiêu chí quan trọng:
– Chủng loại cốt liệu phải đúng so với loại bê tông được sản xuất.
– Cốt liệu phải có độ sạch và không pha lẫn các thành phần tạp chất khác.
2. Chất kết dính
Thành phần chất kết dính có trong bê tông hay còn gọi là keo kết dính. Có công dụng mang đến độ kết dính hoàn hảo cho các phân tử ở trong bê tông. Dựa vào quy cách sản xuất chất kết dính sẽ chia ra làm hai dòng sản phẩm chính. Bao gồm: Chất kết dính vô cơ đóng rắn thủy (gọi là xi măng). Chất kết dính đóng rắn trong không khí (vôi và thạch cao)
3. Phụ gia
Phụ gia một loại vật liệu khác với nước, cốt liệu, xi măng, cốt sợi. Khi sử dụng sản phẩm được xem như một thành phần của bê tông tươi hoặc vữa và được cho vào các mẻ trộn. Tính đến hiện nay thì ta có thể thấy các loại phụ gia như (PG hóa học), (PG hóa dẻo), (PG cuốn khí), (PG hóa), (PG đóng rắn nhanh), (PG chống băng giá). (PG tạo khí), (PG chặt cấu trúc của bê tông). (PG làm chậm đi thời gian đông kết), (PG tổng hợp đa chức năng), (PG khoáng), (PG hoạt tính puzolan), (PG tro trấu), (PG khoáng hữu cơ).
Những lợi ích khi sử dụng phụ gia bê tông tươi:
– Điều chỉnh tính chất của hỗn hợp bê tông tươi.
– Điều chỉnh sự đông kết của hỗn hợp bê tông.
– Điều chỉnh tốc độ đặc và độ rỗng của hỗn hợp bê tông.
– Điều chỉnh sự biến dạng của hỗn hợp bê tông.
– Tăng các tính chất bảo vệ của hỗn hợp bê tông tươi vàcốt thép, được xem là chất ức chế ăn mòn.
– Ổn định tăng độ bền bê tông, chống phân tầng, giảm tách nước, giảm tách vữa bê tông.
– Tạo ra hỗn hợp có tính chất đặc biệt như (kỵ nước), (chống ăn mòn), (tăng các tính chất diệt nấm), (tạo màu),khuẩn), (côn trùng), (cách điện), (cách nhiệt), (chống bức xạ).
Những yêu cầu khi sử dụng phụ gia:
– Tính toán kinh tế kỹ thuật phù hợp
– Dự trù hiệu quả thu được từ công tác thi công
4. Nước
Nước được xem là một trong những thành phần chủ yếu và cực kỳ quan trọng trong bê tông tươi. Bởi nước có công dụng kết nối và gắn kết tất cả những thành phần còn lại có trong bê tông. Các phân tử nước còn được dùng để tưới mát bê tông trong suốt quá trình đông cứng và chờ bảo dưỡng bê tông.
Những tiêu chuẩn dành cho nước đổ bê tông
Để đảm bảo được độ kết dính tốt nhất khi sử dụng nước, mọi người cần phải cân bằng độ PH bên trong nước. Đảm bảo sao lượng nước đưa vào được sử dụng có độ pH nằm dưới 4.
Trong những thành phần có trong bê tông, thì nước là thành phần quan trọng nhất. Nước không được chứa chất Sunphat có hàm lượng > 2700mg/l. Trong nước cũng không được chứa các chất muối ăn có hàm lượng 5000mg/l.
Bê tông được tạo ra như thế nào?
-Bê tông hay còn được gọi là bê tông tươi. Đây là 1 hỗn hợp bao gồm nhiều vật liệu trong xây dựng được gắn kết lại với nhau. Trong đó bao gồm các vật liệu chủ yếu như là chất kết dính xi măng và nước để liên kết với các vật liệu khác như Cát, Đá, Sỏi.
-Người ta sẽ tiến hành trộn đều hỗn hợp với nhau theo một tỷ lệ nhất định trong xây dựng. Khi trộn lẫn các vật liệu với nhau sẽ diễn ra quá trình Hydrat hóa khiến cho tất cả các vật liệu kết dính với nhau và tạo thành một khối cứng như đá sau khi đã khô đông cứng người ta gọi là bê tông
Công thức tính hàm lượng cốt thép trong 1m3 bê tông
-Hàm lượng cốt thép (ký hiệu là µ) là tỉ lệ giữa diện tích tiết diện cốt thép và diện tích tiết diện bê tông.
-Theo các chuyên chuyên gia, hàm lượng cốt thép trong 1m3 bê tông được ước lượng như sau:
Hàm lượng tối thiểu trong 1m3 bê tông
– Trong tiêu chuẩn về thi công và xây dựng quy định, hàm lượng cốt thép tối thiểu là 0,05%, đảm bảo cho dầm bê tông không bị giòn, dễ vỡ.
Hàm lượng tối đa trong cột bê tông
-Tùy vào mỗi dự án và chủ đầu tư khác nhau, hàm lượng lượng thép trong cột bê tông sẽ được tính toán khác nhau. Thông thường sẽ là 6%. Trong một số dự án, để tiết kiệm chi phí, hàm lượng có thể giảm xuống còn 3%.
Hàm lượng tối đa trong dầm bê tông
-Trong dầm bê tông, hàm lượng cốt thép lý tưởng từ 1,2 – 1,5% và không được vượt quá 2%.
CÔNG TY CP XÂY DỰNG VÀ SXKD BÊ TÔNG HÀ NAM
Nhà máy: Đồng Ao, Thanh Thuỷ, Thanh Liêm, Hà Nam
Hotline: 091.262.9090 or 033.357.8888
Website: https://betonghanam.com
Fanpage: https://www.facebook.com/betonghanam