Thép đai là gì?
Cốt thép được cấu nên bởi nhiều thanh thép dài. Để giữ vững cấu trúc này khi tiến hành đổ bê tông, người ta phải sử dụng đến cốt đai (thép đai). Cốt đai là loại cốt thép được uốn thành khung chắc chắn, dùng để liên kết những thanh thép chịu lực. Loại cốt thép này đóng vai trò chịu lực trong cấu kiện bê tông, đường kính từ 6 – 10mm. Thép đai có thể gồm 1 nhánh, 2 nhánh hoặc nhiều nhánh tùy theo yêu cầu công trình.
Cấu tạo và công dụng của cốt đai
Cốt thép đai bao gồm các bộ phận cơ bản như sau:
- Cốt thép đai chịu lực: dầm b< 150mm cần 1 cốt thép đai chịu lực, dầm b>= 150mm tối thiểu 2 cốt thép đai chịu lực trở lên.
- Cốt thép cấu tạo: chiều cao tối thiểu 700mm, đường kính 10 – 12mm đóng vai trò giữ vững cốt đai khác, chịu nhiệt co trong quá trình đổ bê tông thép dầm
- Cốt đai: đường kính 6 – 10mm, chịu lực cắt Q được buộc dọc theo thân cột để ổn định vị trí thanh thép khi thi công
- Cốt xiên: hỗ trợ chịu lực cho cốt thép khi áp lực tăng nhanh, đột ngột trong thời gian ngắn
Vai trò của thép đai như sau:
- Cố định thép chịu lực để giữ vững kết cấu thép trong suốt quá trình đổ bê tông
- Cốt đai kết hợp với cốt xiên để chịu lực cắt Q ở vị trí dầm, cột
- Đảm bảo tiết diện chịu momen trong vùng chịu nén, chịu kéo ở vị trí dầm, cột
- Tăng khả năng chịu nén của bê tông, chịu ứng suất nhiệt độ, co ngót, hạn chế bê tông, sắt thép nở ngang
Tại sao thép đai cần bẻ móc
- Ngăn tình trạng xô lệch vị trí các thanh thép, mối nối trong cột
- Nâng cao khả năng chịu lực chịu nén của cốt thép nói riêng và bê tông cốt thép nói chung, đảm an toàn khi thi công và sử dụng, có tác động trực tiếp đến chất lượng cột
- Ngăn chặn tình trạng bong cốt thép ở những mối giao nhau
- Tránh trường hợp bê tông bị trượt, tràn ra ngoài
Quy định về bẻ móc thép đai
Để bẻ móc đai thép đúng kỹ thuật, bạn cần tuân thủ những nguyên tắc sau:
Chiều dài của móc
- Chiều dài của móc = 10d (trong đó, d là đường kính đai thép), tức là d = 8mm thì chiều dài móc là 80mm
- Móc dài tối thiểu 75mm
Độ dài uốn cong của thép: được xác định với kích thước thép ban đầu khi chưa uốn cong
- Uốn cong 45 độ, chiều dài thanh thép tăng 1d (d là đường kính đai thép)
- Uốn cong 90 độ, chiều dài thanh gia cố tăng 2d (d là đường kính đai thép)
- Uốn cong 135 độ, chiều dài thanh gia cố tăng 3d (d là đường kính đai thép)
- Uốn cong 180 độ, chiều dài thanh gia cố tăng 1d (d là đường kính đai thép)