Đổ bê tông là một trong các bước quan trọng khi thi công công trình. Do đó cần phải tuân thủ theo nguyên tắc, đạt chuẩn kỹ thuật trong từng bước. Vậy quy trình thi công chuẩn sẽ như thế nào? Mời các bạn cùng Bê Tông Hà Nam tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây.
1.Đổ bê tông là gì?
Bê tông là một hỗn hợp nhân tạo được hình thành từ việc trộn lẫn các thành phần như: Xi măng, nước, đá/sỏi, cát, phụ gia bê tông … theo một tỷ lệ nhất định.
Hay có thể hiểu đổ bê tông là việc đưa hỗn hợp bê tông vào các khuôn coppha để tạo thành một khối cứng ổn định.
Đổ bê tông là một trong các bước quan trọng khi xây dựng công trình. Công tác bê tông gồm nhiều hạng mục như: Đổ bê tông móng, đổ bê tông cột, dầm sàn, cầu thang… Với mỗi hạng mục đều có sự khác nhau giữa thành phần, tỷ lệ trộn hay các phương pháp thực hiện.
2.Nguyên tắc đổ bê tôngĐể có một lớp bê tông chất lượng, đạt chuẩn, nâng cao tuổi thọ cho công trình cần tuân theo các nguyên tắc sau đây:
- Chiều dày lớp bê tông phải tuân theo đúng tiêu chuẩn để tương thích với bán kính tác dụng của đầm.
- Thực hiện đổ từng đoạn 1,5m đối với các chi tiết cột có cạnh nhỏ hơn 40m. Tường có chiều dày nhỏ hơn 15cm và các cột bất kỳ nhưng có đai cốt thép chồng chéo.
- Đối với các chi tiết cột có chiều cao nhỏ hơn 5m và tường có chiều cao nhỏ hơn 3m cần phải đổ liên tục.
- Nếu trong trường hợp muốn ngừng lại cần phải chọn những vị trí chịu lực momen uốn nhỏ. Cần phải đảm bảo cấu tạo mạch ngừng thi công hợp lý cho cột và tường.
- Nếu chẳng may việc ngừng đổ quá thời gian quy định, thì trước khi tiếp tục cần phải xử lý bề mặt bê tông
3.Chuẩn bị
Chuẩn bị nhân lực
Đổ bê tông diễn ra với nhiều công đoạn như cán bê tông, xúc đổ bê tông, trộn bê tông,… Tùy vào quy mô công trình để cần tính toán số lượng nhân công cho hợp lý. Điều này sẽ giúp tiết kiệm được thời gian, tránh việc không đủ người hay số lượng người vượt quá quy định dẫn đến tốn kém.
Kiểm tra cốt thép, cốp pha, sàn thao tác
Cốt thép cần đạt các tiêu chuẩn về vị trí, số lượng, chủng loại, mối nối, chiều dài. Thép phải được buộc theo thiết kế, không bị gỉ và được vệ sinh sạch sẽ.
Cốp pha đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật về vị trí, độ chắc chắn, tính chống mất nước khi đầm bê tông.
Chuẩn bị tốt các công tác này sẽ đem lại hiệu quả cao cho công trình đồng thời đảm bảo an toàn cho người lao động khi thi công.
Kiểm tra số lượng và chất lượng vật liệu xây dựng
Các thành phần tham gia vào quá trình đổ bê tông như cát, đá, xi măng, sắt, thép,… đều phải được kiểm tra kỹ lưỡng cả về chất lượng và số lượng. Nếu như sử dụng các nguyên liệu kém chất lượng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thành phẩm bê tông.
Kiểm tra về máy móc thiết bị
Những loại máy móc cần thiết cho công đoạn đổ bê tông phải kể đến như máy đầm bê tông, máy trộn bê tông, máy bơm bê tông, máy mài sàn bê tông, máy xóa nền,… Cần phải đảm bảo vận hành trơn tru, không trục trặc, đảm bảo đúng kỹ thuật.
Lưu ý về phương án bê tông tuỳ theo độ dày sàn
Nên sử dụng máy đầm bàn nếu như đổ sàn mỏng hơn 30cm. Bên cạnh đó nên sử dụng đầm rung, đầm dùi chạy xăng hoặc chạy điện đối với sàn có chiều dày lớn hơn 30cm.
Bảo dưỡng bê tông
- Khu vực mới đổ bê tông cần phải che chắn
- Sau khi đổ xong cần tiến hành bảo dưỡng để kết cấu hỗn hợp không bị khô nước cùng như hạn chế những tác động có thể ảnh hưởng đến bề mặt sàn.
- Lớp bê tông khi đã đạt đến độ ninh kết nhất định thì có thể thi công tiếp. Thời gian hoàn thiện sẽ phụ thuộc vào loại bê tông đổ và thời tiết địa phương. Thông thường đối với thi công sẽ là sau 1,5 ngày vào mùa hè và 3 ngày vào mùa đông.
CÔNG TY CP XD & SXKD BÊ TÔNG HÀ NAM
Văn phòng: Đ. Trần Quốc Vượng, KĐT Liêm Chính, Phủ Lý, Hà Nam
Hotline: 033.357.8888 – 091.262.9090
Trạm sx 1: Đồng Ao, Thanh Thuỷ, Thanh Liêm, Hà Nam
Trạm sx 2: Thượng Đồng, Hiển Khánh, Vụ Bản, Nam Định
Email: [email protected]