Cách bố trí thép sàn 2 lớp cho công trình

Với vai trò quyết định khả năng chịu lực của công trình thi công, tăng tính ổn định, và tạo hình kiến trúc cho công trình nên khi thi công, đội ngũ kiến trúc sư cần bố trí thép sàn 2 lớp theo tiêu chuẩn và phương pháp nhất định

Thép sàn 2 lớp có vai trò ntn đối với công trình bê tông

  • Trong thi công, sàn thường được làm bằng bê tông, mặc dù có khả năng chịu nén khá tốt nhưng vấn đề chịu kéo lại hơi kém, cho nên người ta phải bố trí 1 lớp thép sàn 2 lớp ở bên trong lớp bê tông này giúp cho sàn chắc chắn hơn, tránh các trường hợp gây nứt gãy, sập gây nguy hiểm
  • Khung thép sàn 2 lớp bên trong bê tông sẽ giúp công trình tránh được tác động xấu từ bên ngoài môi trường như nhiệt độ, thời tiết, đồng thời còn làm tăng khả năng chống thấm cho sàn.
  • Thép sàn 2 lớp giữa vai trò quan trọng, quyết định khả năng chịu lực của công trình thi công, tăng tính ổn định và tạo hình kiến trúc cho công trình

Cấu tạo của thép sàn 2 lớp

Thép sàn 2 lớp được cấu tạo bởi 2 thành phần đó là lớp thép trên và lớp thép dưới

Lớp thép trên

  • Thép mũ chịu mô men âm, cắt tại 1/4L ( cạnh ngắn0)
  • Thép được đặt ở dưới mũ thép, có cấu tạo dạng vuông góc
  • Bố trí đối với những công trình nhỏ là chủ yếu

Lớp thép dưới

  • Thép chịu lực sẽ là thép được bố trí dọc theo phương cạnh ngắn
  • Thép phân bố tiến hành bố trí vuông góc với thép chịu lực dọc theo phương cạnh dài
  • Sau khi thực hiện công đoạn buộc xong cho lớp thép dưới thì bước tiếp theo đo là tiến hành bê con kê và tạo 1 lớp bê tông cho sàn

Giữa thép sàn 2 lớp sẽ được phân cách bằng chân chó để đảm bảo chiều cao làm việc tối ưu của sàn

Cách bố trí thép sàn 2 lớp

Để đảm  bảo cho sàn nhà vững chắc thì khi tiến hành thi công bạn cần bố trí thép sàn 2 lớp theo quy chuẩn dưới đây

Bước 1: Bản vẽ thiết kế đạt tiêu chuẩn là điều cần thiết với tỉ lệ và tính toán chính xác. Đặc biệt các yếu tố về diện tích, độ dày thép, mật độ phân bổ thép và số lượng thép cần chính xác

Bước 2: Tuỳ thuộc vào bản vẽ sẽ tiến hành lựa chọn loại thép cho phù hợp, đảm bảo chất lượng và chi phí hợp lý

Bước 3: Lên kế hoạch cụ thể để bố trí thép sàn 2 lớp, tuỳ thuộc vào địa hình thi công, tham khảo ý kiến những người có chuyên môn có kinh nghiệm để tiến hành chọn ra phương án

Bước 4: Tiến hành bố trí thép sàn 2 lớp đảm bảo đúng tiêu chuẩn và tiến độ mà bản thiết kế đề ra

  • Bô thép ở dưới và bô theo cạnh ngắn cần bô trước, rồi tiến hành tiếp tục bô thép lưới dưới đảm bảo theo chiều cạnh dài (chiều dài neo tính từ mép dầm và móc xuống tới các thép). Hãy đánh dấu ở trên các thanh thép chủ dầm để dễ dàng định vị trước khi rải thép.
  • Sau đó tiến hành bô thép gối (chiều dài bô thép gối tính từ mác của dầm đến hết chiều dài của thép sao cho đảm bảo đủ kích thước quy định
  • Sử dụng thép cấu tạo để giữ khung sao cho khung chắc chắn
  • Dùng các cục kê để đảm bảo tối ưu cho bê tôg sàn (thường dùng đá hoa cương hoặc các loại đá có độ dày từ 2,5-3cm
  • Đi đủ ở vị trí của 2 thép gối chồng nhau, các thép ở phương ngắn bắt buộc nằm ở phía trên

Lưu ý: Chọn cách bố trí 1 phương hoặc 2 phương sao cho phù hợp với nội lực của sàn, nên sử dụng các công nghệ phần mềm để xác định nội lực của sàn 1 cách chính xác

Bước 5: Sau khi thực hiện bố trí thì khâu cuối cùng đó là kiểm tra, kiểm soát, thử nghiệm chất lượng của công trình, nếu có bất cứ vấn đề gì chưa đảm bảo thì cần tiến hành các biện pháp khắc phục, để đảm bảo chắc chắn hoàn thiện tốt nhất

Trên đây là những thông tin mà chúng tôi đã tổng hợp lại về cách bố trí thép sàn 2 lớp cho công trình, hi vọng có thể mang lại được kiến thức bổ ích tới bạn đọc!


CÔNG TY CP XD & SXKD BÊ TÔNG HÀ NAM

Văn phòng: Đ.Trần Quốc Vượng – KĐT Liêm Chính – Phủ Lý – Hà Nam

Nhà máy 1: Đồng Ao, Thanh Thuỷ, Thanh Liêm, Hà Nam

Nhà máy 2: Thượng Đồng Hiển Khánh, Vụ Bản, Nam Định

Email: [email protected]

Hotline: 033.357.8888 – 091.262.9090

Video Công ty
Facebook
Tin tức

BIỆN PHÁP THI CÔNG MÓNG BĂNG

Móng băng chính là kết cấu kỹ thuật đơn giản để xây dựng 1 công trình, bố trí phía dưới cùng toàn bộ công trình xây dựng. Vậy quy trình

Độ chối của cọc

Trong quy trình đóng cọc thử, độ chối của cọc đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá khả năng chịu tải của nền móng, các đơn vị thi