Cốp pha là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong xây dựng, là một loại vật liệu thiết yếu trong thi công xây dựng. Tuy nhiên với những người không theo ngành thì đó là một khái niệm có thể khá xa lạ, chỉ khi xây nhà họ mới có nhu cầu tìm hiểu. Dưới đây là những thông tin chi tiết về vật liệu cốp pha mà Bê Tông Minh Ngọc muốn chia sẻ đến độc giả ngay bây giờ.
Chức năng của cốp pha trong xây dựng
- Là phần khuôn giúp tạo ra các sản phẩm khác nhau như: cột tường, cột kệ, cột đỡ…
- Là bộ phận chịu lực, chống đỡ tốt khi bê tông tươi chưa được định hình
- Ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm về sau bởi khuôn cốp pha càng chắc chắn thì chất lượng sản phẩm sẽ càng tốt
Vai trò của cốp pha trong xây dựng
Cốp pha xây dựng có mặt hầu hết ở tất cả các công trình hiện nay, là phần nền móng quyết định sự vững chắc cũng như định hình được thiết kế công trình, có vai trò quan trọng trong xây dựng.
- Tiết kiệm thời gian: Khuôn cốp pha càng chắc chắn, càng cao cấp thì chất lượng sản phẩm về sau sẽ càng cao, bên cạnh đó còn giúp tiết kiệm thời gian, đẩy nhanh tiến độ thi công, hoàn thành công trình.
- Tiết kiệm chi phí: Cốp pha có thể sử dụng luân phiên nhiều lần cho nhiều công trình khác nhau, ngoài ra chi phí nhân công cũng tiết kiệm đáng kể.
- Tính thẩm mỹ: Sử dụng các loại ván khuôn thô sơ dẫn tới phồng, nhiều ba via còn sử dụng cốp pha thì sẽ không cần lo lắng. Do đó mang lại tính thẩm mỹ cao cho công trình, tính chính xác và đạt mọi tiêu chuẩn.
- An toàn xây dựng: Sử dụng cốp pha đúng cách đem lại an toàn cần thiết cho mọi công trình.
Cấu tạo của cốp pha bao gồm những gì
Cốp pha được cấu tạo bởi ba bộ phận chính: ván mặt, sườn cứng và các bộ phận liên kết
- Ván mặt là phần tiếp xúc trực tiếp với bê tông và còn là phần quan trọng để giúp định hình bê tông
- Sườn cứng là bộ phận liên kết trực tiếp với ván mặt, có khả năng chịu lực chính cho toàn bộ các hệ thống
- Các phụ kiện liên kết khác như: sắt, thép…có tác dụng liên kết các tấm cốp pha lại với nhau, đảm bảo cốp pha được liên kết bền chặt, chắc chắn và không xảy ra sai sót trong quá trình thi công
Tiêu chí đánh giá cốp pha đạt chuẩn trong xây dựng
Cốp pha cần phải đúng vị trí và kích thước
- Phần khuôn cốp pha phải luôn được giữ kín, thì mới có thể giữ được bê tông lỏng ở bên trong cứng lại được
- Mỗi phần của cốp pha kết hợp lại phải đúng vị trí và đúng kích thước theo bản thiết kế, khi đó sản phẩm cho ra hình dạng chuẩn
- Cốp pha phải kiên cố trong suốt quá trình thi công Đến khi bên xây dựng kiểm duyệt và xét duyệt.
Sử dụng vật liệu cốp pha có khả năng chịu lực cao
- Đối với một số công trình lớn, cốp pha có vai trò quan trọng rất lớn, nên sử dụng vật liệu có khả năng chịu lực tốt, như vậy mới có thể giữ vững được công trình cũng như hỗ trợ khối bê tông đông rắn nhanh,hiệu quả hơn
- Phần thiết kế, tháo lắp nên đơn giản hóa
- Sử dụng vật liệu tốt làm cốp pha, để nhằm mục đích sử dụng được lâu hơn và không cần thay thế nhiều
- Một số vật liệu phụ đi kèm khi tạo thành bê tông khối cũng cần làm cho tỉ mỉ, sử dụng sắt thép để cứng cáp hơn
Các loại cốp pha phổ biến trong xây dựng
1.Cốp pha cột
Dùng để tạo khuôn cho cột khi đổ bê tông, có thể tạo thành nhiều hình dạng khác nhau như: hình tròn, hình vuông, tam giác, hình chữ nhật. Sẽ giúp định hình chuẩn kích thước và hình dáng cột bê tông, tháo lắp dễ dàng, chi phí đầu tư thấp. có tính thẩm mỹ cao.
2.Cốp pha sàn
Cốp pha sàn còn có tên gọi khác là cốp pha dầm sàn, là hệ ván khuôn cho dầm móng có dạng hộp ba mặt được hỗ trợ và được đặt ở vị trí mong muốn. Khi đã đủ các điều kiện về nhiệt độ không khí, độ ẩm, tốc độ xử lý chúng sẽ được gỡ bỏ và kết hợp với hệ thống đỡ của cốp pha, hệ dầm xà gồ phục vụ cho việc đổ bê tông dầm cột.
Khi thi công cốp pha dầm cần tạo được độ vồng 3/1000 nhịp của dầm, chống giữ ván bằng gông mặt hoặc thanh chống xiên bên ngoài kết hợp với những thanh văng chống tạm bên trong
3.Cốp pha gỗ tự nhiên
Cốp pha gỗ tự nhiên được ghép từ những thanh gỗ rừng xẻ theo các độ dày phù hợp dọc theo thân để phục vụ cho việc định hình khối bê tông. Với nguyên liệu đơn giản, dễ tìm, cốp pha gỗ tự nhiên phù hợp với các công trình xây dựng như nhà cấp 4, nhà ở nông thôn ít người. Tuy nhiên, loại cốp pha gỗ tự nhiên này được gia công với diện tích nhỏ nên cần nhiều nhân công để ghép các tấm gỗ vào với nhau để định hình khuôn bê tông nên tốn chi phí nguồn nhân công
4.Cốp pha nhựa tổng hợp
Đây là loại cốp pha được làm từ nhựa tổng hợp, nhưng chủ yếu là composite, có thể tái sử dụng và tạo hình bê tông nhanh hơn các loại cốp pha khác, với trọng lượng nhẹ, tuổi thọ cao vô cùng bền bỉ nên giá thành sẽ cao hơn, dễ dàng lắp đặt, tháo dỡ từ đó sẽ rút ngắn thời gian làm việc và tăng hiệu quả thi công.
5.Cốp pha nhôm
Là một dạng ván khuôn mô đun đúc sẵn làm từ nguyên liệu nhôm, có cường độ cao, đặc tính bền nhẹ, không gây dính bê tông và hiện nay đang có tính ứng dụng vô cùng rộng rãi nhất là các công trình dự án có quy mô lớn với những ưu việt riêng như khả năng nâng tầng nhanh chóng, tái sử dụng cao, tính tiện dụng, có nhiều kích thước phù hợp với cấu trúc thi công đã được thiết kế sẵn.
6.Cốp pha định hình
Cốp pha định hình là thiết bị thi công không thể thiếu trong các công trình, được làm từ các nguyên liệu thô sơ như: gỗ, ván ép, tre nứa, sắt, thép, nhôm, nhựa …Sản phẩm này được sản xuất gia công theo đúng kích thước và thông số tiêu chuẩn để phù hợp với các bộ phận kết cấu của công trình. Cốp pha định hình gồm nhiều loại như: cốp pha cột tròn, cốp pha cột vuông, nhựa tổng hợp, nhôm …Cốp pha định hình có vai trò chính là làm khuôn đúc tạo thành hình các khối bê tông cụ thể, còn là bộ khung xương giúp chống đỡ và chịu lực tạm của toàn bộ công trình.
7.Ván ép cốp pha phủ phim
Ván ép cốp pha phủ phim được xem là loại ván khuôn sử dụng nhiều nhất trong ngành xây dựng với thành phần gỗ, keo, bột mì, tờ phim, chất chống ẩm, sơn… với tỉ trọng nhẹ giúp dễ dàng vận chuyển khi lắp đặt hoặc di chuyển đến các dự án khác, với độ bền đa dạng, có thể sử dụng từ 1-2 lần hoặc 10-20 lần giúp các nhà thầu tối ưu hóa chi phí