Nhà liền kề còn hay được gọi là nhà ống hoặc nhà phố, là các công trình có chiều ngang rất hẹp, nằm liền sát nhau. Đây cũng là lý do khiến việc thi công móng cũng có nhiều lưu ý đặc thù mà đơn vị thi công và chủ đầu tư cần phải nắm được. Thêm vào đó, thi công móng được xem là công đoạn quan trọng bậc nhất trong việc xây dựng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình nhà liền kề
1.Nhà liền kề là gì?
- Nhà liền kề đang rất được ưa chuộng tại các khu đô thị, thành phố lớn. Đây là mô hình bao gồm những ngôi nhà có thiết kế độc lập nhưng kiến trúc giống nhau được xây dựng sát nhau trên 1 diện tích, tạo thành 1 dãy nhà trải dài. Diện tích cụ thể của từng ngôi nhà phụ thuộc vào số lượng & diện tích xây dựng.
- Điểm đặc biệt biệt của mô hình nhà liền kề, chính là các hộ sử dụng chung một hệ thống điện nước, giao thông, cơ sở hạ tầng chính. Nhà liền kề cũng thường được xây dựng gần trung tâm thành phố nhưng không nằm trên trục đường chính nên có không gian khá yên tĩnh
Các loại móng nhà liền kề hiện nay
Các nhà liền kề thường được cấu tạo với 2 loại móng cơ bản: móng nông và móng cọc
- Móng nông là loại móng được đặt trực tiếp lên mặt đất, cọc tre, móng Top – base. Ưu điểm của móng nông là thi công rất đơn giản, tốn ít chi phí và không gây ảnh hưởng đến nhà liền kề. Tuy nhiên chúng cũng có nhược điểm chịu tải kém, không xây được nhà nhiều tầng. Chính vì vậy với nền đất yếu, nếu xây nhà trên 4 tầng trở lên thì chúng ta không thể dùng móng nông
- Móng cọc là loại móng thường được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, nhất là móng cọc ép. Ưu điểm của chúng ta là chịu tải trọng lớn, cho phép xây dựng nhà nhiều tầng. Hạn chế của hầu hết các mẫu móng cọc là dễ khiến nhà liền kề bị nứt, nún, bong nền, đội nền, chuyển dịch, đặc biệt là khi xây nhà trên nền đất sét, đất cứng
Biện pháp thi công móng nhà liền kề đúng kĩ thuật
Biện pháp thi công móng nhà liền kề đúng kĩ thuật bao gồm
- Tuân thủ luật xây dựng
Luật xây dựng bao gồm những quy tắc được đặt ra, nhà thầu phải tuân thủ các quy tắc này để đảm bảo những an toàn cũng như hiệu quả cao khi đưa công trình thi công vào sử dụng. Những yếu tố về độ cao, khoảng cách cùng quyền lợi của các công trình xung quanh cần được chú trọng và không được tái phạm khi tiến hành
Bên cạnh đó, trước khi thi công thì đơn vị thi công cũng cần thực hiện khảo sát, đánh giá mặt bằng thi công cũng như thiết lập các hồ sơ liên quan tới hiện trạng công trình xung quanh trước khi tiến hành thi công móng nhà liền kề
Nếu có bất kì sự cố nghiêm trọng nào xảy ra trong quá trình thi công ảnh hưởng trực tiếp tới tiến độ công trình, đơn vị thi công phải dừng thực hiện, chờ giám định bởi các cơ quan có thẩm quyền. Nếu tình trạng gây thiệt hại lớn, chủ đầu tư bắt buộc phải thực hiện đền bù theo pháp luật quy định.
- Đưa ra giải pháp thiết kế an toàn
Các đơn vị thi công cần tiến hành khảo sát mặt bằng để đưa ra các biện pháp thi công móng nhà liền kề phù hợp nhất. Bởi tuỳ thuộc tính chất công trình, vị trí, khoảng cách, nền đất,.. mà có nhiều cách thi công khác nhau nhằm đạt được lợi ích cao nhất
Để tối thiểu hoá những tình trạng ảnh hưởng đến những công trình xung quanh, cơ quan có thẩm quyền cần theo dõi, giám sát chất lượng kịp thời để đưa ra giải pháp hiệu quả hơn.
- Chọn lựa phương án thi công hợp lý
Đưa ra phương án thi công hợp lý, phù hợp với tính chất công trình sẽ đem lại kết quả thi công hoàn thiện và tối ưu hơn. Nếu tiến hành thi công không phù hợp, bất kì tình trạng nào xảy ra khi tiến hành đào hố móng ép cọc,…mà không có biện pháp xử lý hiệu quả, sẽ dễ gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình sau đó
Trên đây là những thông tin mà chúng tôi vừa cung cấp cho mọi người về biện pháp thi công móng nhà đúng kĩ thuật, hi vọng có thể giúp ích được cho mọi người trong quá trình thi công và xây dựng
CÔNG TY CỔ PHẦN XD & SXKD BÊ TÔNG HÀ NAM
Văn phòng: Đường Trần Quốc Vượng, KĐT Liêm Chính, Phủ Lý, Hà Nam
Nhà máy 1: Đồng Ao, Thanh Thuỷ, Thanh Liêm, Hà Nam
Nhà máy 2: Thượng Đồng, Hiển Khánh, Vụ Bản, Nam Định
Email: [email protected]
Hotline: 033.357.8888 – 091.262.9090