Giàn giáo là thiết bị xây dựng được sử dụng rộng rãi trong các công trình. Nhà thầu cần đưa ra biện pháp thi công đúng kỹ thuật để đảm bảo tiến độ thi công, chi phí, cũng như an toàn lao động cho đội nhân công
Giàn giáo có vai trò gì trong xây dựng
- Đóng vai trò quan trọng trong việc chống đỡ bao che, giúp công nhận thuận lợi hơn trong việc di chuyển làm việc
- Một số loại dàn giáo phổ biến có thể kể đến: giàn giáo khung, dàn giáo nêm chống, dàn giáo Ringlock. Tuỳ vào nhu cầu tính chất của từng công trình mà có thể linh hoạt sử dụng các loại giàn giáo khác nhau
Giàn giáo trong các công trình đóng vai trò
- Đảm bảo an toàn cho công nhân trong suốt thời gian xây dựng trên cao
- Giúp công nhân có thể thao tác ở những khu vực ko sử dụng máy móc, thiết bị phụ trợ
- Nhà thầu có thể tuỳ vào quy mô công trình để lựa chọn loại kích thước giàn giáo phù hợp, vừa đảm bảo chất lượng thi công, vừa đảm bảo chi phí đầu tư
Giàn giáo bao gồm những gì
Trước khi tìm hiểu thi công giàn giáo, bạn nên biết được cấu tạo của 1 giàn giáo tiêu chuẩn
Những bộ phận cấu tạo nên dàn giáo bao che gồm: giàn giáo, ống tuýp, cùm xoay, cùm cố định, lưới bao che, sàn thao tác, cầu thang giàn giáo,…Trong đó
- Giàn giáo giúp đảm bảo an toàn cho công nhân thi công và khu vực xung quanh
- Ống tuýp và cùm giàn giáo có vai trò gia cố cho hệ giàn giáo bao che thêm vững chắc, lưới bao che thêm vững chắc
- Lưới bao che ngăn cho gạch, đá, sắt,…không rơi xuống xung quanh và ảnh hưởng nguy hiểm đến những người khác
Vì thế, mọi công trình xây dựng cần thực hiện nghiêm túc các quy định an toàn khi thi công để hạn chế tối đa những rủi ro không đáng có. Ngoài ra cần nắm rõ các biện pháp thi công giàn giáo bao che để thực hiện tốt công việc này
Quy trình lắp dựng giàn giáo
Để đảm bảm an toàn cho đội thi công lắp dựng giàn giáo, các đơn vị cần lắp đặt theo đúng quy trình, đúng chuẩn kĩ thuật các bước sau đây
Bước 1: Dựng chân cột đỡ giàn giáo, kê đệm chống lún, chống trượt cho cột đỡ
Bước 2: Lắp cột đỡ vào chân cột theo chiều thẳng đứng và giằng neo đúng bản thiết kế
Bước 3: Dựng khung, giằng chéo của giàn giáo đảm bảo độ vững chãi
Bước 4: Lắp đặt sàn thao tác để công nhân có thể di chuyển được, sàn phải được cố định chặt vào khung giàn giáo để đảm bảo khi thi công
Lưu ý: Bộ giàn giáo dù khả năng chịu lực tốt đến đâu cũng không được để cẩu hoặc vật nặng quá mức quy định, tránh khả năng làm sập giàn giáo
Thông thường, sau khi khảo sát cơ sở mặt bằng các công trình, các đơn vị thi công sẽ cố vấn cho khách hàng cách bố trí hệ giàn giáo trên mặt kết cấu công trình 1 cách tối ưu, an toàn và tiết kiệm chi phí nhất
Các đơn vị cung cấp giàn giáo cũng thống kê số lượng, chủng loại, kích thước giàn giáo cho từng mặt sàn xây dựng, đảm bảo hợp lý và tiết kiệm nhất
Trên đây là những thông tin về biện pháp thi công giàn giáo mà chúng tôi tổng hợp lại được. Hi vọng các bạn độc giả có thể tham khảo và áp dụng được cho những công trình của mình
CÔNG TY CP XD & SXKD BÊ TÔNG HÀ NAM
Văn phòng: Đ.Trần Quốc Vượng, KĐT Liêm Chính, Phủ Lý, Hà Nam
Nhà máy 1: Đồng Ao, Thanh Thuỷ, Thanh Liêm, Hà Nam
Nhà máy 2: Thượng Đồng – Hiển Khánh – Vụ Bản – Nam Định
Email: [email protected]
Hotline: 033.357.8888 – 091.262.9090