Biện pháp thi công tường vây

Biện pháp thi công tường vây đang rất được quan tâm và áp dụng phổ biến trong xây dựng các công trình nhà ở cao tầng hoặc những công trình xây dựng có tầng hầm. Vậy tường vây là gì? Biện pháp thi công tường vây được thực hiện như thế nào? Hãy cùng nhau đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây!

1.Tường vây là gì?

Trước khi tìm hiểu các biện pháp thi công tường vây, bạn nên nắm được tường vây là gì?

Tường vây được hiểu là loại tường bê tông cốt thép được đổ ngay tại khu vực công trường. Tường được thi công bằng cách đào đất từng phần nhờ cẩu bánh xích sử dụng gầu ngoạm hay hay guồng xoắn thích hợp để tạo hố sâu với kích thước lớn được tính toán tỉ mỉ từ trước

Các tấm tường vây sẽ được đơn vị thi công đào dựa trên định hướng của tường dẫn đã được thi công trước đó và cho phép mức dao động dung dịch giữ thành với tải trọng từ cốt thép hay các cấu kiện giằng chống thấm

Ngày nay tường vây được sử dụng khá phổ biến tại các khu đô thị hoặc những công trình yêu cầu đào hố sâu. Đây là phương pháp thi công vô cùng phù hợp với những công trình xây dựng có tầng hầm sâu, nhà ga hầm

2.Biện pháp thi công tường vây

Biện pháp thi công tường vây có thể áp dụng cho nhiều công trình, thi công ở độ sâu lớn và phù hợp với nhiều điều kiện địa chất khác nhau. Trong quá trình thi công, tiếng ồn và rung chấn tương đối nhỏ, không ảnh hưởng tới khu vực dân cư xung quanh

Biện pháp này cũng có thể áp dụng ngay tại mặt bằng thi công chật hẹp, ở các khu đô thị lớn. Tuy nhiên, biện pháp thi công tường vây cũng cần có những trình tự và quy trình nghiêm ngặt để đảm bảo chất lượng, kỹ thuật và độ an toàn cho công trình

3.Biện pháp thi công tường vây gồm các bước:

Công tác chuẩn bị: Chuẩn bị tài liệu về khu vực địa chất công trình, các phương pháp thi công phù hợp

Thi công tường dẫn: Tường dẫm là 2 dầm song song được xây dựng theo cạnh tường để hướng dẫn công cụ đào. Tường dẫn giúp việc xây dựng tường vây duy trì sự liên kết ngang và liên tục đồng thời tránh sập đất, đánh dấu vị trí bảng điều khiển và hỗ trợ những lồng thép gia cố

Đào tường vây và kết hợp sử dụng dung dịch giữ thành, chiều sâu của hố đào theo tính toán từ trước để đảm bảo chất lượng công trình, sử dụng dung dịch giữ thành để ổn định tường vây

Làm sạch hố đào

Đặt khối và tấm chắn nước

Gia công và lắp đặt lồng thép

Đổ bê tông

4.Thi công tường vây Barette

Thi công tường vây barette chính là thi công tường bê tông tại chỗ, độ dày của tường thường từ 600 – 800mm để đảm bảo ổn định cho móng sâu

Tường vây barrette thường được làm từ những đoạn cọc có tiết diện hình chữ nhật. Loại cọc này được tạo bằng việc sử dụng máy đào gầu ngoạm để đào đất, có sức chịu tải lớn hơn nhiều so với các loại cọ nhồi.

Thi công tường vây barrette mang lại hiệu quả kinh tế cao, lên đến hơn 30% so với các loại cọc khác hiện nay. Điểm trừ là việc thi công này khá phức tạp, vì vậy chỉ những đơn vị thi công chuyên nghiệp, có đủ kĩ thuật, chuyên môn cũng như có đủ máy móc thiết bị

Thi công tường vây tầng hầm

Để tiến hành thi công tường vây hầm, người ta đổ tường bê tông tại chỗ, tường dày 600-800mm để đảm bảo độ chắc chắn ổn định, chắn giữ hố móng đào sâu trong suốt qua trình thi công

Tường vây tầng hầm có thể được làm từ những đoạn cọc berrette, tiết diện chữ nhật, chiều rộng từ 2,6-5,0m theo từng công trình, cũng như sự tính toán tỉ mỉ của những đơn vị thầu

Tường vây tầng hầm thường được liên kết bởi các giăng cao su, thép. Chiều sâu của tường phụ thuộc vào số lượng của các tấm berrettte

Trên đây là những thông chúng tôi mang lại, hi vọng nó sẽ mang lại hữu ích cho mọi người, giúp mọi người có thể nắm được các kiến thức cơ bản liên quan


CÔNG TY CP XD & SXKD BÊ TÔNG HÀ NAM

Văn phòng: Đ.Trần Quốc Vượng, KĐT Liêm Chính, Phủ Lý, Hà Nam

Nhà máy 1: Đồng Ao, Thanh Thuỷ, Thanh Thuỷ, Thanh Liêm, Hà Nam

Nhà máy 2: Thượng Đồng, Hiển Khánh, Vụ Bản, Nam Định

Email: [email protected]

Hotline: 033.357.8888 – 091.262.9090

 

Video Công ty
Facebook
Tin tức

BIỆN PHÁP THI CÔNG MÓNG BĂNG

Móng băng chính là kết cấu kỹ thuật đơn giản để xây dựng 1 công trình, bố trí phía dưới cùng toàn bộ công trình xây dựng. Vậy quy trình

Độ chối của cọc

Trong quy trình đóng cọc thử, độ chối của cọc đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá khả năng chịu tải của nền móng, các đơn vị thi