CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP KHI SỬ DỤNG BÊ TÔNG TƯƠI TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG

Trong thi công đổ bê tông , thông thường tất cả các khâu một quy trình đổ bê tông đều sẽ được chuẩn bị khá kỹ càng. Tuy nhiên, vẫn không tránh khỏi một vài vấn đề có thể xảy ra. Chúng tôi xin được nêu ra đây để khách hàng có thể biết và khắc phục

Bê tông có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của toàn bộ công trình, nếu nền hoặc sàn, trần bê tông không đúng quy cách có thể gây hư hại , mất an toàn cho toàn bộ công trình. Vì vậy khi thi công chúng ta cần đặc biệt chú ý tới những hạng mục thi công có phần đổ bê tông.

Có rất nhiều lỗi trong khi đổ bê tông có thể ảnh hưởng đến chất lượng của công trình. Dưới đây chỉ là một số lỗi cơ bản mà chúng tôi xin được nêu ra đây:

Nứt

 

1, Bê tông kém đặc chắc làm giảm độ bền công trình:

Nguyên nhân

Do chọn sai kích thước đã 1-2 hoặc 2-3

Đá, cát  không được làm sạch, cốt liệu khác không được đạt tiêu chuẩn

Trộn cốt liệu trộn tay không đồng đều, không đúng tỉ lệ

Biện pháp khắc phục

Lựa chọn kỹ và làm sạch cốt liệu trước khi đưa vào trộn

Nên chọn đá với đa dạng kích thước như tiêu chuẩn xây dựng đã đưa ra

Z3495919513605 Adf3757751e6ec60802af033b53777ce

2, Bê tông phân tầng gây nứt và giảm độ bền công trình: 

Hiện tượng này gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công trình

Nguyên nhân

– Do hỗn hợp bê tông để quá thời gian cho phép sau khi trộn mà vẫn tiễn hành đổ bê tông

– Hoặc do vị trí  đứng đổ, vị trí đặt ống bơm bê tông quá cao( cao hơn 1,5m) khiến bê tông phân tầng, không đồng đều

Biện pháp khắc phục

Nên chọn loại bê tông tươi, bê tông thương phẩm được trộn theo tiêu chuẩn kỹ thuật

Sử dụng bê tông tươi, không sử dụng loại bê tông đã được trộn nhưng để lâu, không được sử dụng loại bê tông đã bắt đầu có độ ninh kết, cũng không trộn lại bê tông đã được trộn lần 1 nhưng chưa kịp sử dụng

Tiến hành san, đầm bê tông đúng phương pháp

Nên đặt ống bơm bê tông ở vị trí dưới 1,5m so với vị trí cần đổ

Bê tông chỉ trộn 1 lần , trong quá trình trộn không đổ thêm cốt liệu: nước, đã, xi măng,…

Chọn bê tông mác phù hợp với từng hạng mục công trình

3,Bê tông tách nước quá mức, thiếu nước:

Tỉ lệ nước khi trộn bê tông rất quan trọng, khi bê tông bị tách nước hoặc ít nước cũng dẫn tới bị phân tầng, giảm độ ninh kết, giảm cường độ bê tông

Nguyên nhân:

Bê tông trộn nhiều nước hoặc ít nước

Thiếu hoặc tỉ lệ phụ gia không đúng quy cách

Biện pháp khắc phục

Trong khâu trộn bê tông cần có sự giám sát để cấp phối đúng tiêu chuẩn đã quy định để đảm bảo tỉ lệ cốt liệu

Đặc biệt chú ý không đưa thêm bất cứ cốt liệu nào thêm vào bê tông khi đang đổ bê tông

4, Bê tông bị rỗ:

Bê tông bị rỗ không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mĩ mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình

Nguyên nhân

Do ghép cốt pha chưa khít, dẫn tới bê tông bị chảy, rò rỉ, …trong quá trình đổ bê tông đầm, lèn không kỹ

Bê tông quá khô hoặc quá ướt cũng dẫn tới hiện tượng bê tông bị rỗ

Biện pháp khắc phục

Ghép cốt pha đúng kỹ thuật

Trộn bê tông đúng tỉ lệ, nên chọn phương thức trộn bằng máy trộn hoặc bê tông thương phẩm từ các trạm trộn bê tông để đảm bảo bê tông được trộn đúng tỉ lệ, trộn đồng đều và có thêm những phụ gia cần thiết

Một lưu ý nữa là các bạn cần tiến hành đầm lèn đúng kỹ thuật.

Z3495922065946 8baaefa4b667cf6208e35685f4133752

5, Mặt bê tông bị bụi trắng:

Hiện tượng này thường xảy ra kh sử dụng bê tông trộn thủ công bằng tay,

Nguyên nhân

Trong quá trình trộn bê tông cấp phối thừa nước

Cốt liệu cát có chứa đất hoặc tạp chất bẩn

Do quá trình thi công đổ bê tông gặp mưa

Ngoài ra còn do bạn không bảo dưỡng bề mặt đúng cách sau khi thi công.

Biện pháp khắc phục

Sàng cát, rửa cát, đã trước khi trộn bê tông

Tránh thi công khi trời mưa, không thêm nước khi đang thi công đổ bê tông

Giám sát để đảm bảo cấp phối nguyên liệu đúng têu chuẩn

Bạn cần bảo dưỡng bề mặt đúng theo quy định và đảm bảo đầm lèn đúng kỹ thuật.

6, Bê tông bị nẻ, nứt :

Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng bê tông bị nứt, trong đó có cả những nguyên nhân do ngoại cảnh và yếu tố thời tiết tác động cụ thể:

Do thiếu nước, do không được bảo dưỡng đúng cách, dỡ cốt pha quá sớm hoặc có thể do yếu tố thời tiết khắc nghiệt, yếu tố ngoại cảnh tác động, phản ứng hóa học,…. dẫn đến vết nứt rạn bề mặt, nứt co ngót, nứt thành tảng, nứt chân chim,…những vết nứt này có thể nhìn thấy trước khi bê tông ninh kết hoặc có những vết nứt sau khi ninh kết

Biện pháp khắc phục

Đây là điều mà không ai mong muốn tuy nhiên có thể hạn chế tối đa hiện tượng này còn loại bỏ 100% thì không thể làm được. Cách duy nhất để hạn chế những lỗi trên chính là đảm bảo quá trình trộn bê tông chất lượng, đổ bê tông diễn ra trong thời tiết thuận lợi, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật chặt chẽ.

Việc xuất hiện các lỗi dù lỗi nhỏ hay lỗi lớn đều ảnh hưởng đến chất lượng của bê tông. Nghiêm trọng hơn đây lại là kết cấu xây dựng. Độ bền công trình, độ an toàn của công trình đều phụ thuộc vào độ bền chắc của kết cấu bê tông. Nhiều trường hợp công trình nhà ở , cầu, đường bị đổ sập khi đang trong quá trình hoặc sau khi vừa.

Nếu chúng ta có thể hạn chế tối đa các lỗi trên thì công trình xây dựng sẽ đảm bảo chất lượng, có tuổi thọ sử dụng lâu hơn nhiều so với các công trình mà xuất hiện các lỗi trên.

  ** Để được tư vấn, vui lòng liên hệ: 083.885.90.90**

Video Công ty
Facebook
Tin tức

BIỆN PHÁP THI CÔNG MÓNG BĂNG

Móng băng chính là kết cấu kỹ thuật đơn giản để xây dựng 1 công trình, bố trí phía dưới cùng toàn bộ công trình xây dựng. Vậy quy trình

Độ chối của cọc

Trong quy trình đóng cọc thử, độ chối của cọc đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá khả năng chịu tải của nền móng, các đơn vị thi